Nhu cầu nước của lúa mì

Khi nào cần tưới cho lúa mì?

Tùy thuộc vào loài/giống lúa mì, thời điểm gieo hạt trong năm cũng như độ dài của mùa vụ có thể thay đổi đáng kể. Có rất nhiều loại lúa mì vụ xuân và vụ đông. Cụ thể hơn, các loại lúa mì Durum và lúa mì cứng thường được trồng chủ yếu vào mùa đông, trong khi các loại lúa mì làm bánh mì (lúa mì mềm) có thể được trồng vào vụ đông hoặc vụ xuân. Khoảng thời gian trồng lúa mì rất quan trọng vì nó sẽ xác định nhu cầu tưới nước hay không.

Lúa mì mùa đông thường được gieo vào đầu mùa thu và thu hoạch vào cuối mùa xuân, trong khi lúa mì mùa xuân được gieo vào mùa xuân và thu hoạch vào cuối mùa hè hoặc đầu mùa thu. Nhiều nông dân thích trồng lúa mì vụ đông vì chúng có thể có năng suất tiềm năng cao hơn tới 30% so với các loại vụ xuân, trong khi nhu cầu tưới tiêu lại ít hơn (1). Nói chung, lúa mì là loại cây trồng trên đất khô nhưng cây phát triển tốt hơn khi được tưới nước và cho năng suất cao hơn. Đồng thời, hạn hán và nắng nóng ngày càng diễn ra thường xuyên hơn vào cuối mùa xuân (hoặc đầu mùa thu) – và trong một số trường hợp trùng với giai đoạn cây trồng sử dụng nhiều nước nhất – buộc nông dân phải tưới nước. 

Làm thế nào để tưới lúa mì?

Đối với cây lúa mì, nông dân thường áp dụng tưới phun mưa thông qua các béc tưới (mưa nhân tạo) vì khoảng cách giữa các cây quá gần không cho phép áp dụng phương pháp tưới theo rãnh. Theo Đại học California Davis, hệ thống tưới nhỏ giọt và phun mưa có thể sử dụng ít nước hơn so với hệ thống tưới tràn, và do đó, lượng nước tưới, sẽ di chuyển qua vùng rễ của lúa mì. Tưới nước thường xuyên bằng hệ thống phun mưa có thể dẫn đến bệnh lây lan nhanh chóng ở cây lúa mì. Hệ thống tưới tràn bề mặt có hiệu quả hơn trong việc rửa mặn, điều này rất quan trọng nếu đất mặn là vấn đề đối với cây lúa mì. Tưới tràn trong canh tác lúa mì phổ biến nhất ở các vùng Thung lũng Trung tâm và Sa mạc Thấp của California, trong khi đó, tưới phun mưa phổ biến hơn ở Vùng Intermountain. Nghiên cứu đã chứng minh rằng với lượng tưới tối ưu, việc tăng tần suất tưới nhỏ giọt có thể làm tăng chiều dài, trọng lượng rễ lúa mì cũng như tích lũy sinh khối trên mặt đất, từ đó cải thiện năng suất và hiệu quả sử dụng nước.

Chú ý: Nếu sử dụng vòi phun mưa cần điều chỉnh sao cho các tia nước phun ra không gây đổ cây. Ngoài ra, khi nhiệt độ ở mức thuận lợi cho nấm bệnh phát tán, nông dân nên kiểm tra cây trồng thường xuyên để áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch bệnh khi cần thiết.

Nhu cầu và lượng nước sử dụng trong tưới tiêu sẽ được tính dựa trên:

  • Lượng mưa
  • Giống
  • Loại đất (đất cát cần tưới thường xuyên hơn với lượng nước ít hơn)
  • Nhiệt độ
  • Lượng nước sẵn có trong hệ thống tưới tiêu và trong đất

Sự sẵn có hoặc khan hiếm nước có thể ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của hạt lúa mì khi thu hoạch. Một cách dễ dàng để tính toán nó là áp dụng công thức toán học sau đây do Đại học bang Montana đề xuất (2).

Năng suất ước tính (tính bằng giạ/mẫu Anh) = 5,8 (SM + R/I – 4,1) giạ/mẫu Anh trong đó:

SM = độ ẩm đất (inch)

R = lượng mưa (inch)

I = tưới (inch)

1 Giạ lúa mì = 60lbs =27,216kg

1 mẫu Anh = 0,405 ha

Lúa mì có nhu cầu nước thay đổi tùy vào các giai đoạn sinh trưởng khác nhau.

Để lúa mì đạt độ chín sinh lý và năng suất tiềm năng, trung bình cần khoảng 350 – 600 mm nước. Ở nhiều nơi, lượng mưa trong mùa đông đã đáp ứng được những nhu cầu đó. Tuy việc đáp ứng tổng lượng nước là cần thiết, việc điều tiết lượng nước cung cấp cho cây cũng quan trọng không kém để đạt năng suất cao. Áp lực về nước hoặc dư thừa nước ở các giai đoạn nhạy cảm chắc chắn sẽ dẫn đến thiệt hại về năng suất. Khi đất mất trên 70% nước, lúa mì bị ảnh hưởng tiêu cực. Để tránh điều này, nông dân có thể tưới đúng thời điểm với lượng nước thích hợp. Hiển nhiên, cây lúa mì được trồng để sản xuất ngũ cốc cần nhiều nước hơn, tiếp theo là lúa mì làm thức ăn gia súc được thu hoạch ở giai đoạn chín sáp (nhu cầu nước ít hơn 28%) hoặc ở giai đoạn làm đòng (nhu cầu nước ít hơn 60%) (3).

Ở những nơi lượng mưa thấp nên tưới 4 – 6 lần trong thời gian canh tác, đặc biệt khi trồng các giống lúa mì vụ đông năng suất cao. Những lần tưới này nhằm đáp ứng nhu cầu của cây trồng trong các giai đoạn sinh trưởng quan trọng: hình thành rễ, đẻ nhánh, lóng phát triển, ra hoa, chín sữa và chín sáp (4). Ở những vùng đất khô, nơi có sẵn các hệ thống tưới, có thể tưới mỗi 12-18 ngày cho đến giai đoạn chín sáp (3).

Ở giai đoạn gieo hạt-nảy mầm

Thiếu nước trong giai đoạn lúa mì nảy mầm có thể dẫn đến mất mùa, trong khi tình trạng thiếu nước gần thời kỳ nở hoa có thể làm giảm đáng kể số lượng và chất lượng hạt lúa mì được tạo ra.

Đối với lúa mì vụ đông, việc tưới nước (hoặc lượng mưa) sớm sẽ giúp cây mọc nhanh và đồng đều, cây trồng phát triển tốt và tăng số lượng cây trồng trên mỗi m2. Việc tưới 150 mm nước tưới có thể có lợi cho sự phát triển của cây. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể cần gieo hạt sâu để tránh nảy mầm giả. Cây sẽ bắt đầu nảy mầm khi 10 cm đất phía trên đủ ẩm. Nhìn chung, đối với cả lúa mì mùa đông và lúa mì mùa xuân, khi vùng rễ ở trong điều kiện thuận lợi, rễ phát triển tốt ngay trong quá trình nảy mầm. Rễ của cây lúa mì có thể phát triển sâu tới 1,2-2m (47,2-78,7 in), tuy nhiên, 70 đến 80% tổng lượng nước hấp thụ xảy ra trong 0,6m đất đầu tiên, nơi có hơn 80% lượng rễ cây (Cutforth và cộng sự, 2013, 5). Do đó, lượng nước bổ sung thông qua tưới tiêu phải đủ để giữ cho lớp đất mặt có độ ẩm thích hợp. 

Trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (từ khi nảy mầm đến khi làm đòng)

Khi cây phát triển và diện tích bề mặt lá tăng lên thì nhu cầu sử dụng nước cũng tăng đang kể. Nông dân có thể tưới nước điều độ để khí khổng luôn mở và cây trồng quang hợp tốt (thế năng của nước trong lá cao hơn -1,5 MPa) (Palta và cộng sự, 1994).

Giai đoạn quan trọng từ ra đòng đến trổ hoa 

Đây được coi là giai đoạn sinh trưởng quan trọng và cần nhiều nước nhất của lúa mì. Ngay cả thiếu hụt về nước ở mức độ nhẹ đến trung bình trong các giai đoạn này cũng sẽ làm giảm năng suất của cây (số hạt trên mỗi mét vuông), do khả năng quang hợp bị hạn chế và giảm sự phát triển của tế bào và lá. Có tới 70% tổng nhu cầu nước của cây là từ giai đoạn đẻ nhánh (phát triển bông) cho đến giai đoạn ra hoa. Ở nhiều vùng, lượng mưa đáp ứng đủ nhu cầu nước của cây. Tuy nhiên, có thể vẫn cần tưới bổ sung 90-150 mm nước trong giai đoạn ra hoa. Mặt khác, ở Địa Trung Hải, các bang trung nam của Hoa Kỳ hoặc ở miền Bắc Ấn Độ (đối với lúa mì mùa xuân), có thể cần tưới nhiều lần trong thời gian ra hoa.

Giảm năng suất do thừa nước

Thời kỳ này được mô tả là nhạy cảm với nước không chỉ do thiếu nước mà còn do ngập úng. Dựa trên bằng chứng khoa học, năng suất giảm tới 92% do dư thừa nước trong quá trình phát triển của lá thứ 7 đến giai đoạn ra hoa (de San Celedonio và cộng sự, 2014).

Ngoại trừ tình trạng ngập úng dễ dàng quan sát được, nông dân nên thực hiện các biện pháp để tránh mực nước ngầm dâng cao. Hệ thống rễ trong điều kiện yếm khí kéo dài (mực nước ngầm dâng lên 0,5 m hoặc 19,7 in) gây ra tình trạng đổ ngã của cây và có thể dẫn đến năng suất giảm  20-40% (52). Rủi ro đổ ngã cao hơn ở các giống lúa mì thân cao và lúa mì mùa xuân. 

Giai đoạn cây trưởng thành-thu hoạch

Sau giai đoạn ra hoa, thiếu nước vẫn là một vấn đề làm giảm thời gian tạo hạt, số hạt và trọng lượng hạt  (6). Sau khi ra hoa, giai đoạn tạo hạt được coi là một trong 3 giai đoạn nhạy cảm nhất với áp lực về nước dẫn đến giảm năng suất cây trồng đáng kể. Tuy nhiên, kết quả thực nghiệm đã chứng minh rằng thiếu nước có thể làm tăng đạm trong hạt (độ liên kết của gluten) và chất lượng bột bánh mì (Zhou và cộng sự, 2018). Tuy nhiên, cũng có nhiều bằng chứng khoa học chỉ ra rằng tình trạng thiếu nước trong giai đoạn chín sữa và giai đoạn chín sáp làm giảm sự hấp thu Nitơ và sự tích tụ đạm trong hạt gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng của sản phẩm cuối cùng (Ali và Akmal, 2022). 

Lời khuyên:

Bất kể khu vực hay thời điểm trồng lúa mì nào, nông dân cũng nên hiểu rằng với lượng nước sẵn có trong đất, năng suất lúa mì cao hơn so với việc tưới theo mùa. Vì lý do đó, điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp nhằm cải thiện độ phì nhiêu của đất và khả năng giữ nước của đất.

Nhu cầu nước của lúa mì

Khi nào cần tưới cho lúa mì?

Tùy thuộc vào loài/giống lúa mì, thời điểm gieo hạt trong năm cũng như độ dài của mùa vụ có thể thay đổi đáng kể. Có rất nhiều loại lúa mì vụ xuân và vụ đông. Cụ thể hơn, các loại lúa mì Durum và lúa mì cứng thường được trồng chủ yếu vào mùa đông, trong khi các loại lúa mì làm bánh mì (lúa mì mềm) có thể được trồng vào vụ đông hoặc vụ xuân. Khoảng thời gian trồng lúa mì rất quan trọng vì nó sẽ xác định nhu cầu tưới nước hay không.

Lúa mì mùa đông thường được gieo vào đầu mùa thu và thu hoạch vào cuối mùa xuân, trong khi lúa mì mùa xuân được gieo vào mùa xuân và thu hoạch vào cuối mùa hè hoặc đầu mùa thu. Nhiều nông dân thích trồng lúa mì vụ đông vì chúng có thể có năng suất tiềm năng cao hơn tới 30% so với các loại vụ xuân, trong khi nhu cầu tưới tiêu lại ít hơn (1). Nói chung, lúa mì là loại cây trồng trên đất khô nhưng cây phát triển tốt hơn khi được tưới nước và cho năng suất cao hơn. Đồng thời, hạn hán và nắng nóng ngày càng diễn ra thường xuyên hơn vào cuối mùa xuân (hoặc đầu mùa thu) – và trong một số trường hợp trùng với giai đoạn cây trồng sử dụng nhiều nước nhất – buộc nông dân phải tưới nước. 

Làm thế nào để tưới lúa mì?

Đối với cây lúa mì, nông dân thường áp dụng tưới phun mưa thông qua các béc tưới (mưa nhân tạo) vì khoảng cách giữa các cây quá gần không cho phép áp dụng phương pháp tưới theo rãnh. Theo Đại học California Davis, hệ thống tưới nhỏ giọt và phun mưa có thể sử dụng ít nước hơn so với hệ thống tưới tràn, và do đó, lượng nước tưới, sẽ di chuyển qua vùng rễ của lúa mì. Tưới nước thường xuyên bằng hệ thống phun mưa có thể dẫn đến bệnh lây lan nhanh chóng ở cây lúa mì. Hệ thống tưới tràn bề mặt có hiệu quả hơn trong việc rửa mặn, điều này rất quan trọng nếu đất mặn là vấn đề đối với cây lúa mì. Tưới tràn trong canh tác lúa mì phổ biến nhất ở các vùng Thung lũng Trung tâm và Sa mạc Thấp của California, trong khi đó, tưới phun mưa phổ biến hơn ở Vùng Intermountain. Nghiên cứu đã chứng minh rằng với lượng tưới tối ưu, việc tăng tần suất tưới nhỏ giọt có thể làm tăng chiều dài, trọng lượng rễ lúa mì cũng như tích lũy sinh khối trên mặt đất, từ đó cải thiện năng suất và hiệu quả sử dụng nước.

Chú ý: Nếu sử dụng vòi phun mưa cần điều chỉnh sao cho các tia nước phun ra không gây đổ cây. Ngoài ra, khi nhiệt độ ở mức thuận lợi cho nấm bệnh phát tán, nông dân nên kiểm tra cây trồng thường xuyên để áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch bệnh khi cần thiết.

Nhu cầu và lượng nước sử dụng trong tưới tiêu sẽ được tính dựa trên:

  • Lượng mưa
  • Giống
  • Loại đất (đất cát cần tưới thường xuyên hơn với lượng nước ít hơn)
  • Nhiệt độ
  • Lượng nước sẵn có trong hệ thống tưới tiêu và trong đất

Sự sẵn có hoặc khan hiếm nước có thể ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của hạt lúa mì khi thu hoạch. Một cách dễ dàng để tính toán nó là áp dụng công thức toán học sau đây do Đại học bang Montana đề xuất (2).

Năng suất ước tính (tính bằng giạ/mẫu Anh) = 5,8 (SM + R/I – 4,1) giạ/mẫu Anh trong đó:

SM = độ ẩm đất (inch)

R = lượng mưa (inch)

I = tưới (inch)

1 Giạ lúa mì = 60lbs =27,216kg

1 mẫu Anh = 0,405 ha

Lúa mì có nhu cầu nước thay đổi tùy vào các giai đoạn sinh trưởng khác nhau.

Để lúa mì đạt độ chín sinh lý và năng suất tiềm năng, trung bình cần khoảng 350 – 600 mm nước. Ở nhiều nơi, lượng mưa trong mùa đông đã đáp ứng được những nhu cầu đó. Tuy việc đáp ứng tổng lượng nước là cần thiết, việc điều tiết lượng nước cung cấp cho cây cũng quan trọng không kém để đạt năng suất cao. Áp lực về nước hoặc dư thừa nước ở các giai đoạn nhạy cảm chắc chắn sẽ dẫn đến thiệt hại về năng suất. Khi đất mất trên 70% nước, lúa mì bị ảnh hưởng tiêu cực. Để tránh điều này, nông dân có thể tưới đúng thời điểm với lượng nước thích hợp. Hiển nhiên, cây lúa mì được trồng để sản xuất ngũ cốc cần nhiều nước hơn, tiếp theo là lúa mì làm thức ăn gia súc được thu hoạch ở giai đoạn chín sáp (nhu cầu nước ít hơn 28%) hoặc ở giai đoạn làm đòng (nhu cầu nước ít hơn 60%) (3).

Ở những nơi lượng mưa thấp nên tưới 4 – 6 lần trong thời gian canh tác, đặc biệt khi trồng các giống lúa mì vụ đông năng suất cao. Những lần tưới này nhằm đáp ứng nhu cầu của cây trồng trong các giai đoạn sinh trưởng quan trọng: hình thành rễ, đẻ nhánh, lóng phát triển, ra hoa, chín sữa và chín sáp (4). Ở những vùng đất khô, nơi có sẵn các hệ thống tưới, có thể tưới mỗi 12-18 ngày cho đến giai đoạn chín sáp (3).

Ở giai đoạn gieo hạt-nảy mầm

Thiếu nước trong giai đoạn lúa mì nảy mầm có thể dẫn đến mất mùa, trong khi tình trạng thiếu nước gần thời kỳ nở hoa có thể làm giảm đáng kể số lượng và chất lượng hạt lúa mì được tạo ra.

Đối với lúa mì vụ đông, việc tưới nước (hoặc lượng mưa) sớm sẽ giúp cây mọc nhanh và đồng đều, cây trồng phát triển tốt và tăng số lượng cây trồng trên mỗi m2. Việc tưới 150 mm nước tưới có thể có lợi cho sự phát triển của cây. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể cần gieo hạt sâu để tránh nảy mầm giả. Cây sẽ bắt đầu nảy mầm khi 10 cm đất phía trên đủ ẩm. Nhìn chung, đối với cả lúa mì mùa đông và lúa mì mùa xuân, khi vùng rễ ở trong điều kiện thuận lợi, rễ phát triển tốt ngay trong quá trình nảy mầm. Rễ của cây lúa mì có thể phát triển sâu tới 1,2-2m (47,2-78,7 in), tuy nhiên, 70 đến 80% tổng lượng nước hấp thụ xảy ra trong 0,6m đất đầu tiên, nơi có hơn 80% lượng rễ cây (Cutforth và cộng sự, 2013, 5). Do đó, lượng nước bổ sung thông qua tưới tiêu phải đủ để giữ cho lớp đất mặt có độ ẩm thích hợp. 

Trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (từ khi nảy mầm đến khi làm đòng)

Khi cây phát triển và diện tích bề mặt lá tăng lên thì nhu cầu sử dụng nước cũng tăng đang kể. Nông dân có thể tưới nước điều độ để khí khổng luôn mở và cây trồng quang hợp tốt (thế năng của nước trong lá cao hơn -1,5 MPa) (Palta và cộng sự, 1994).

Giai đoạn quan trọng từ ra đòng đến trổ hoa 

Đây được coi là giai đoạn sinh trưởng quan trọng và cần nhiều nước nhất của lúa mì. Ngay cả thiếu hụt về nước ở mức độ nhẹ đến trung bình trong các giai đoạn này cũng sẽ làm giảm năng suất của cây (số hạt trên mỗi mét vuông), do khả năng quang hợp bị hạn chế và giảm sự phát triển của tế bào và lá. Có tới 70% tổng nhu cầu nước của cây là từ giai đoạn đẻ nhánh (phát triển bông) cho đến giai đoạn ra hoa. Ở nhiều vùng, lượng mưa đáp ứng đủ nhu cầu nước của cây. Tuy nhiên, có thể vẫn cần tưới bổ sung 90-150 mm nước trong giai đoạn ra hoa. Mặt khác, ở Địa Trung Hải, các bang trung nam của Hoa Kỳ hoặc ở miền Bắc Ấn Độ (đối với lúa mì mùa xuân), có thể cần tưới nhiều lần trong thời gian ra hoa.

Giảm năng suất do thừa nước

Thời kỳ này được mô tả là nhạy cảm với nước không chỉ do thiếu nước mà còn do ngập úng. Dựa trên bằng chứng khoa học, năng suất giảm tới 92% do dư thừa nước trong quá trình phát triển của lá thứ 7 đến giai đoạn ra hoa (de San Celedonio và cộng sự, 2014).

Ngoại trừ tình trạng ngập úng dễ dàng quan sát được, nông dân nên thực hiện các biện pháp để tránh mực nước ngầm dâng cao. Hệ thống rễ trong điều kiện yếm khí kéo dài (mực nước ngầm dâng lên 0,5 m hoặc 19,7 in) gây ra tình trạng đổ ngã của cây và có thể dẫn đến năng suất giảm  20-40% (52). Rủi ro đổ ngã cao hơn ở các giống lúa mì thân cao và lúa mì mùa xuân. 

Giai đoạn cây trưởng thành-thu hoạch

Sau giai đoạn ra hoa, thiếu nước vẫn là một vấn đề làm giảm thời gian tạo hạt, số hạt và trọng lượng hạt  (6). Sau khi ra hoa, giai đoạn tạo hạt được coi là một trong 3 giai đoạn nhạy cảm nhất với áp lực về nước dẫn đến giảm năng suất cây trồng đáng kể. Tuy nhiên, kết quả thực nghiệm đã chứng minh rằng thiếu nước có thể làm tăng đạm trong hạt (độ liên kết của gluten) và chất lượng bột bánh mì (Zhou và cộng sự, 2018). Tuy nhiên, cũng có nhiều bằng chứng khoa học chỉ ra rằng tình trạng thiếu nước trong giai đoạn chín sữa và giai đoạn chín sáp làm giảm sự hấp thu Nitơ và sự tích tụ đạm trong hạt gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng của sản phẩm cuối cùng (Ali và Akmal, 2022). 

Lời khuyên:

Bất kể khu vực hay thời điểm trồng lúa mì nào, nông dân cũng nên hiểu rằng với lượng nước sẵn có trong đất, năng suất lúa mì cao hơn so với việc tưới theo mùa. Vì lý do đó, điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp nhằm cải thiện độ phì nhiêu của đất và khả năng giữ nước của đất.

Thông tin, lịch sử và giá trị dinh dưỡng của lúa mì

Những nguyên tắc lựa chọn giống lúa mì tốt nhất

Chuẩn bị đất , yêu cầu về đất và yêu cầu về gieo hạt lúa mì

Yêu cầu và phương pháp tưới lúa mì

Yêu cầu phân bón của lúa mì

Sâu hại và bệnh hại trên cây lúa mì

Năng suất – Thu hoạch – Bảo quản lúa mì

Kiểm soát cỏ dại trong canh tác lúa mì

 

Người giới thiệu

  1. https://www.ers.usda.gov/webdocs/publications/43783/39923_eib116.pdf
  2. https://waterquality.montana.edu/farm-ranch/irrigation/wheat/wheat-irrigation.html
  3. https://alfalfa.ucdavis.edu/+symposium/proceedings/2012/12-109.pdf
  4. https://iiwbr.icar.gov.in/wp-content/uploads/2018/02/EB-52-Wheat-Cultivation-in-India-Pocket-Guide.pdf
  5. https://www.fao.org/land-water/databases-and-software/crop-information/wheat/en/
  6. https://www.fao.org/3/Y4011E/y4011e06.htm
  7. https://www.nature.com/articles/s41598-021-84208-7#:~:text=We%20found%20that%20with%20the,yield%20and%20water%20use%20efficiency.
  8. https://alfalfa.ucdavis.edu/+symposium/proceedings/2012/12-109.pdf

Ali, N., & Akmal, M. (2022). Wheat Growth, Yield, and Quality Under Water Deficit and Reduced Nitrogen Supply. A Review. Gesunde Pflanzen, 1-13.

Cutforth, H. W., Angadi, S. V., McConkey, B. G., Miller, P. R., Ulrich, D., Gulden, R., … & Brandt, S. A. (2013). Comparing rooting characteristics and soil water withdrawal patterns of wheat with alternative oilseed and pulse crops grown in the semiarid Canadian prairie. Canadian Journal of Soil Science93(2), 147-160.

de San Celedonio, R. P., Abeledo, L. G., & Miralles, D. J. (2014). Identifying the critical period for waterlogging on yield and its components in wheat and barley. Plant and Soil378(1), 265-277.

Palta, J.A., Kobata, T., Turner, N.C. & Fillery, I.R. 1994. Remobilization of carbon and nitrogen in wheat as influenced by post-anthesis water deficits. Crop Sci., 34: 118-124.

Zhou, J., Liu, D., Deng, X., Zhen, S., Wang, Z., & Yan, Y. (2018). Effects of water deficit on breadmaking quality and storage protein compositions in bread wheat (Triticum aestivum L.). Journal of the Science of Food and Agriculture, 98(11), 4357-4368.

CÁC ĐỐI TÁC CỦA CHÚNG TÔI

Chúng tôi kết hợp với các tổ chức phi chính phủ (N.G.O.s), Trường Đại Học và nhiều tổ chức khác để hoàn thành sứ mệnh chung là mang đến khả năng phát triển bền vững và thịnh vượng cho con người.