Việc trồng lúa mạch thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như sâu bệnh hại. Nếu các biện pháp kiểm soát sâu bệnh hại không được thực hiện kịp thời, năng suất sẽ bị giảm đáng kể. Tuy nhiên, để bảo vệ cây trồng tốt hơn, chúng ta phải tìm hiểu kỹ về các loại sâu bệnh hại.

Các loài gây hại ảnh hưởng lúa mạch chủ yếu là côn trùng (1):

  • Rệp (Rệp anh đào, rệp lúa mì Nga, rệp lá ngô, v.v.) – Rhopalosuphum padi, Diuraphis noxia, Sitobion avenae

Triệu chứng→ Lá có sọc vàng hoặc trắng, cây có màu tím khi trời lạnh

Thông thường, rệp sống sót trên một số cây dưới dạng trứng và chúng có nhiều cây ký chủ. Vào mùa xuân, rệp non không cánh được sinh ra từ trứng và cứ sau 3 đến 4 tuần lại sinh ra một thế hệ mới.

  • Sâu keo (Sâu keo, Sâu keo sọc phương tây) – Mythimna unipunctata, Spodoptera praefica

Triệu chứng→ Lá bị ăn

Thông thường chúng tồn tại trong đất dưới dạng ấu trùng. Vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè, lứa sâu keo non đầu tiên được sinh ra, trong khi lứa thứ hai xuất hiện vào cuối mùa hè. Lứa sâu keo mùa xuân gây ra thiệt hại lớn hơn. Các giai đoạn sinh trưởng: trứng-ấu trùng-nhộng-trưởng thành. 

  • Rệp sáp lúa mạch (Rệp sáp Haanchen) – Trionymus haancheni

Triệu chứng→ Thân lúa mạch màu vàng và nâu 

  • Bọ xít- Euschistus spp.

Triệu chứng→ Hạt bị tổn thương đầu trong giai đoạn chín sữa hoặc chín sáp

  • Bọ bổ củi và ấu trùng – Aeolus spp., Anchastus spp., Melanotus spp., Limonium spp.

Triệu chứng→Chết cây con, khô trắng đầu bông (gây lép hạt)

Một số biện pháp chống lại sự lây nhiễm của sâu bệnh là kiểm soát bằng hóa học hoặc sinh học, cũng như luân canh với các cây trồng không phải cây ký chủ. Tuy nhiên, ngày nay, việc áp dụng các biện pháp canh tác bền vững trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, các chuyên gia khuyến nghị mạnh mẽ sử dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). “Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là một phương pháp quản lý dịch hại hiệu quả và nhạy cảm với môi trường dựa trên sự kết hợp các biện pháp thực hành thông thường. Các chương trình IPM sử dụng thông tin thực trạng, toàn diện về vòng đời của sâu bệnh và sự tương tác của chúng với môi trường” (2).

Các bệnh hại ảnh hưởng tới lúa mạch có thể là vi khuẩn, virus hoặc nấm và có thể gây hại đến mọi bộ phận của cây lúa mạch, từ rễ đến ngọn (1,4): như các chuyên gia giải thích, mức độ nghiêm trọng của bệnh bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố chính, đó là: mầm bệnh, vật chủ và môi trường, tạo thành tam giác bệnh (3). Sự thay đổi bất kỳ thành phần nào trong tam giác bệnh sẽ ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Bệnh do vi khuẩn

  • Vi khuẩn bạc lá (Bệnh bạc lá, Bệnh đốm sọc lá) – Xanthomonas translucens, còn được biết tới là Xanthomonas campestris

Triệu chứng→ Lá héo quắt, sinh trưởng chậm

Các vi khuẩn gây bệnh này tồn tại trong đất và nước và có thể lây lan qua mưa gió. Vi khuẩn cũng có thể tồn tại trên hạt, rơm rạ, cây ngũ cốc được gieo vào mùa thu và cỏ lâu năm.

  • Bệnh thối gốc – Pseudomonas syringae

Triệu chứng→ Lá có đốm vàng và hoại tử

Bệnh do virus

  • Bệnh sọc lúa mạch – Pyrenophora graminea

Triệu chứng→ Lá có các sọc vàng nhỏ 

Đó là một bệnh sinh ra từ hạt và là bệnh đơn vòng. Thông thường, nó nghỉ đông ở hạch cứng trên tàn dư thực vật, như đã được báo cáo ở Nga. Lây nhiễm thứ phát thông qua các bào tử vô tính (conidia) có thể dẫn đến lây nhiễm vào hoa và hạt giống 

  • Lúa mạch vàng lùn – Virus lúa mạch vàng lùn (BYDV)

Triệu chứng→ Đầu lá, mép lá hoặc phiến lá có các đốm màu xanh vàng.

Bệnh do nấm

  • Bệnh thối rễ thông thường- Bipolaris sorokiniana, Cochliobolus sativus, Fusarium culmorum, Fusarium graminearum

Triệu chứng→Lá gần gốc bị thối rữa

Bệnh có thể xảy ra từ bào tử trong đất hoặc từ ủ bệnh từ hạt giống. Bào tử có thể tồn tại nhiều năm trước khi nảy mầm. Bón phân hợp lý có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.

  • Bệnh than – Ustilago hordei

Triệu chứng→Bông nhiễm nấm trổ muộn hơn

  • Bệnh sọc lá sương mai – Sclerophthora rayssiae

Triệu chứng→Cây bị lùn và/hoặc biến dạng

  • Nấm cựa gà – Claviceps purpurea

Triệu chứng Đầu bông và hạt biến thành khối sợi nấm màu đen 

  • Bệnh đạo ôn – Pseodocercosporella herpotrichoides

Triệu chứng→ Thân cây teo lại và/ hoặc gãy

  • Bệnh cháy đầu hạt (FHB hoặc rụi bông) – Fusarium graminearum

Triệu chứng→Làm bạc trắng hạt ở đầu bông

  • Bệnh than – Ustilago nuda, Ustilago tritici

Triệu chứng→ Bông nhiễm nấm trổ sớm hơn

  • Bệnh đốm lưới – Pyrenophora teres

Triệu chứng→Dark green water-soaked spotsCác vết đốm xanh đậm, ứ nước 

  • Bệnh phấn trắng – Blumeria graminis

Triệu chứng→Phấn trắng từ mặt dưới lá

Các biện pháp phổ biến nhất mà người trồng có thể thực hiện để ngăn ngừa sự lây lan sâu bệnh hại cây trồng là:

  • Giống kháng bệnh
  • Luân canh
  • Kiểm soát cỏ dại
  • Loại bỏ- Quản lý tàn dư thực vật
  • Sử dụng hạt giống được chứng nhận và/ hoặc hạt giống được xử lý đúng cách

Tất cả thông tin được đề cập ở trên là các hướng dẫn chung mà bạn không nên làm theo nếu chưa được thực nghiệm. Không có hai vườn nào trên thế giới giống hệt nhau về mọi điều kiện canh tác; do đó, không ai có thể tư vấn cho bạn về các phương pháp bón phân mà không xem xét dữ liệu phân tích đất, phân tích cây trồng và lịch sử canh tác của bạn.

Lịch sử, thông tin cây trồng và giá trị dinh dưỡng của lúa mạch

Những nguyên tắc để chọn giống lúa mạch tốt nhất

Lúa mạch- Chuẩn bị đất, yêu cầu về đất trồng và yêu cầu về gieo trồng

Phương pháp và yêu cầu nước tưới của lúa mạch

Lúa mạch-Các yêu cầu và phương pháp bón phân

Sâu bệnh hại lúa mạch

Năng suất, thu hoạch và bảo quản lúa mạch

Kiểm soát cỏ dại trong canh tác lúa mạch

 

Người giới thiệu

  1. https://plantvillage.psu.edu/topics/barley/infos#!
  2. https://www.epa.gov/safepestcontrol/integratedpestmanagementipmprinciples#:~:text=Integrated%20Pest%20Management%20(IPM)%20is,their%20interaction%20with%20the%20environment.
  3. https://grdc.com.au/resourcesandpublications/grownotes/cropagronomy/northernbarleygrownotes/GrowNoteBarleyNorth-9-Diseases.pdf
  4. https://grdc.com.au/resourcesandpublications/grownotes/cropagronomy/barleywest/GrowNoteBarleyWest-2-Preplanting.pdf

CÁC ĐỐI TÁC CỦA CHÚNG TÔI

Chúng tôi kết hợp với các tổ chức phi chính phủ (N.G.O.s), Trường Đại Học và nhiều tổ chức khác để hoàn thành sứ mệnh chung là mang đến khả năng phát triển bền vững và thịnh vượng cho con người.