Canh tác tái sinh là gì?

Nông nghiệp tái sinh là một triết lý (được hỗ trợ bởi một tập hợp các thực tiễn trong nông nghiệp) nhằm đảo ngược hiện tượng suy thoái tài nguyên thiên nhiên mà quá trình Nông nghiệp công nghiệp gây ra. Mục tiêu của Nông nghiệp tái sinh là cải tạo đất màu mỡ trong nhiều năm tới, tăng sự đa dạng sinh học, khôi phục trạng thái cân bằng trong các hệ sinh thái và giảm thiểu hiện tượng biến đổi khí hậu.

Làm thế nào để khởi động quá trình Canh tác tái sinh?

Hiện nay, con người có hàng trăm cách để khởi động quá trình Canh tác tái sinh. Cách dễ dàng nhất đó là cải tạo đất màu mỡ bằng cách thức tự nhiên, không sử dụng phân bón hóa học. Ví dụ, bạn có thể trồng cỏ ba lá như cỏ linh lăng (Medicago sativa) trước khi bắt đầu mùa vụ chính tiếp theo. Loài cây họ đậu này nổi tiếng với khả năng cố định Nitơ vào đất. Nhóm vi khuẩn nốt rễ (Rhizobia) nằm trong rễ của Cỏ linh lăng chuyển đổi Nitơ trong không khí thành các dạng Nitơ hữu cơ; quy trình này được gọi là “cố định”. Quy trình này cung cấp một lượng lớn Nitơ (N) cho các vụ mùa tiếp theo và chất hữu cơ trong đất. Hơn nữa, loại cây này được trồng xen giữa các giống cây khác tạo ra bộ rễ khỏe mạnh, ăn sâu trong đất và cải thiện sự lưu thông không khí, thoát nước và hoạt động của vi sinh vật.

Trồng một loại cây như thế để cải thiện cấu trúc đất và độ phì nhiêu là một ví dụ điển hình của hình thức Canh tác tái sinh nhằm đảo ngược hiện tượng suy thoái tài nguyên thiên nhiên mà quá trình Nông nghiệp công nghiệp gây ra. Ngoài ra, bạn có thể tự làm quen với hình thức Luân canh, Cây trồng che phủ và Thực tiễn bảo tồn đất.

CÁC ĐỐI TÁC CỦA CHÚNG TÔI

Chúng tôi kết hợp với các tổ chức phi chính phủ (N.G.O.s), Trường Đại Học và nhiều tổ chức khác để hoàn thành sứ mệnh chung là mang đến khả năng phát triển bền vững và thịnh vượng cho con người.