Canh tác bền vững là gì?

Nông nghiệp bền vững gồm một triết lý và tập hợp các thực tiễn thỏa mãn ba điều kiện khác nhau:

  • Tôn trọng môi trường và Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
  • Đảm bảo mức thu nhập công bằng và đầy đủ cho người nông dân ngày nay
  • Không gây ảnh hưởng đến các Thế hệ tiếp theo sống dựa vào Nông nghiệp cũng như có được Thu nhập công bằng và đầy đủ trong tương lai.

Có hàng nghìn ví dụ minh họa và các khía cạnh khác nhau của Nông nghiệp bền vững. Như một triết lý chung, đi theo hướng Nông nghiệp bền vững nghĩa là bạn có thể tạo ra sản lượng đầy đủ trong một vụ mùa cụ thể, đồng thời không gây ô nhiễm môi trường (đất, không khí, nước), không làm cạn kiệt bất kỳ nguồn tài nguyên thiên nhiên nào và không phá vỡ hệ sinh thái cũng như sự đa dạng sinh học thông qua hành động của bản thân. Cải tạo đất màu mỡ trong nhiều năm tới, tái chế, giảm thiểu các loại chất thải và sử dụng hợp lý tài nguyên nước cũng là những nguyên tắc của Canh tác bền vững.

Ví dụ: Phun thuốc trừ cỏ phổ rộng mà không quan tâm đến hậu quả không phải là một phương pháp phù hợp với Nông nghiệp bền vững vì bạn sẽ tiêu diệt ngay nhiều loài thực vật và côn trùng. Đồng thời, phần lớn các loài này có thể không gây hại đến mùa màng của bạn. Mặt khác, Luân canh là phương pháp cho thấy khả năng cải tạo đất, ngăn chặn và giảm số lượng cỏ dại. Do đó, phương pháp Luân canh cũng nhắm đến kết quả tương tự như phương pháp bên trên (phun thuốc trừ cỏ phổ rộng) nhưng phù hợp với Canh tác bền vững vì phương pháp này tôn trọng môi trường và thúc đẩy đa dạng sinh học.

Yếu tố cản trở lớn nhất trong quá trình xây dựng nền nông nghiệp bền vững là gì?

Trở ngại lớn nhất khi xây dựng Nông nghiệp bền vững là Người nông dân thiếu kiến thức, sau đó là thiếu vốn đầu tư. Một mặt, người nông dân có thể không biết đến hậu quả khi không thiết lập phương pháp Canh tác bền vững; vì vậy, họ tiếp tục áp dụng các phương pháp truyền thống xưa cũ làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường. Mặt khác, một số cá nhân không thể áp dụng các thực tiễn Nông nghiệp bền vững do thiếu vốn. Việc thiết lập các phương pháp Nông nghiệp bền vững cần đến hàng nghìn bước nhỏ mà từ đó nông dân mới có thể tiến đến một trình độ cao hơn trong 3 – 4 năm. Tuy nhiên, một số nông dân không thể chờ đợi lâu như thế vì họ phụ thuộc hoàn toàn vào thu nhập từng năm.

Ví dụ, khi một người nông dân phát hiện có cỏ dại nguy hiểm trong khu vực canh tác và cạnh tranh gay gắt với cây trồng, việc phun thuốc diệt cỏ phổ rộng ngay để cứu vụ mùa năm nay sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc thiết kế một chiến lược để ngăn chặn cỏ dại từng chút một thông qua các thực tiễn Nông nghiệp bền vững. Các Tổ chức chính quyền, Cơ quan và Nhà hoạch định chính sách phải tạo ra một kế hoạch thiết thực để đầu tư vào đào tạo, trợ cấp cho sản xuất và khuyến khích Người nông dân áp dụng các thực tiễn Nông nghiệp bền vững. Công chúng cũng có thể khích lệ các thực tiễn Nông nghiệp bền vững bằng cách thay đổi hành vi tiêu dùng, thể hiện sự ưa thích rõ ràng đối với các nhà sản xuất áp dụng thực tiễn Nông nghiệp bền vững.

CÁC ĐỐI TÁC CỦA CHÚNG TÔI

Chúng tôi kết hợp với các tổ chức phi chính phủ (N.G.O.s), Trường Đại Học và nhiều tổ chức khác để hoàn thành sứ mệnh chung là mang đến khả năng phát triển bền vững và thịnh vượng cho con người.