Ruộng lúa mì có thể bị lẫn rất nhiều loài cỏ dại. Điều này là do lúa mì phát triển trong các điều kiện khí hậu nông nghiệp đa dạng, các phương pháp tưới tiêu, hệ thống làm đất và trình tự luân canh cây trồng khác nhau.

Việc giảm chiều cao của các giống lúa mì hiện đại và mất đi các đặc điểm cạnh tranh riêng biệt đã dẫn đến sự gia tăng cỏ dại ở nhiều khu vực. Ngoại trừ sự cạnh tranh trực tiếp với cây trồng về tài nguyên, như không gian, ánh sáng, nước và chất dinh dưỡng, cỏ dại có thể “gây hại” cho cây trồng bằng cách đóng vai trò là ký chủ cho các loài gây hại và các bệnh hại quan trọng (ví dụ: oidium) cũng như nhiễm tạp vào hạt lúa mì được thu hoạch và do đó làm giảm chất lượng. Tùy thuộc vào khu vực, loài cỏ dại phổ biến, quy mô quần thể cỏ dại, đặc điểm đất, thời điểm gieo hạt và mật độ cây trồng, thiệt hại về năng suất do cỏ dại gây ra thường dao động từ 10 đến 80%, trung bình là gần 20-30% (Chhokar và cộng sự, 2012). Ở một số khu vực-quốc gia, thiệt hại do cỏ dại tương đương 20% tổng giá trị của vụ lúa mì (1).

Trong khi các phương pháp kiểm soát cỏ dại bằng hóa chất mang lại hiệu quả về mặt chi phí trong nhiều thập kỷ sau “Cách mạng Xanh” thì việc sử dụng quá nhiều thuốc diệt cỏ và ít thay đổi các hoạt chất khác nhau đã dẫn đến sự phát triển của các loài cỏ dại kháng thuốc diệt cỏ ở nhiều nơi trên toàn thế giới. Để kiểm soát hiệu quả nhất các loài cỏ dại quan trọng, nông dân phải biết một số nguyên tắc và tuân thủ cách tiếp cận toàn diện bằng cách áp dụng các kỹ thuật kiểm soát cỏ dại tích hợp.

Hiểu “kẻ thù” của bạn

Dù sử dụng biện pháp nào, hiệu quả của việc kiểm soát cỏ dại phụ thuộc vào việc nhận diện quần thể cỏ dại trên cánh đồng, vị trí của chúng và tất nhiên, cần quan sát và thực hiện kiểm soát sớm. Nông dân cần lưu trữ thông tin liên quan đến sự hiện diện của các loài cỏ dại hàng năm, để họ biết những biện pháp phòng ngừa hoặc kiểm soát nào cần áp dụng và biện pháp nào trong số này cho kết quả tốt nhất. Các thông tin cỏ dại cũ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn thuốc diệt cỏ thích hợp trước khi cỏ dại xuất hiện và sử dụng các chế phẩm kịp thời sau khi cỏ dại xuất hiện và vẫn còn trong giai đoạn đầu khi kiểm soát hóa học hiệu quả hơn.

Đối với lúa mì mùa đông, thường được trồng vào đầu- giữa mùa thu, 2 giai đoạn khó khăn của sự cạnh tranh với cỏ dại là trong quá trình nảy mầm và sau đó vào đầu mùa xuân khi hạt cỏ dại còn lại (cỏ dại mùa hè) nảy mầm, và lúa mì mùa đông trở nên chen chúc. Đối với lúa mì vụ xuân, hầu hết các vấn đề phát sinh trong giai đoạn đầu của vụ mùa khi cây lúa mì không có khả năng cạnh tranh so với cỏ dại. Bất kỳ thay đổi trong các biện pháp canh tác được sử dụng, chẳng hạn như chuyển đổi từ canh tác thông thường sang canh tác không cày xới hoặc từ canh tác không tưới nước sang tưới tiêu, đều có thể gây ra sự thay đổi về số lượng cỏ dại. Biết được các loài cỏ dại và đặc điểm sinh lý của chúng sẽ giúp nông dân dự đoán sớm và thực hiện các biện pháp cần thiết.

Hầu hết các loại cỏ dại phổ biến trên các cánh đồng lúa mì gây ảnh hưởng tới năng suất cây trồng đều thuộc các họ Cúc, Cải, Mỏ hạc, Hòa thảo, Moa lương và Thiến thảo. Ở cấp độ loài, các loại cỏ dại phổ biến nhất được liệt kê trong bảng sau

Tên khoa họcTên thường gọi
Avena sativa, A. ludoviciana, Α. sterilisYến mạch dại 
Phalaris brachystachys Link. & P. minor Retz.Cỏ canary
Alopecurus myosuroides Huds.Cỏ đen 
Lolium multiflorum L. and L. rigidumCỏ hắc mạch
Poa annua L. Cỏ Poa
Sinapis arvensis L. Cây cải trời
Galium tricornutum L. Cỏ thiên thảo 
Ranunculus arvensis L. Cỏ mao lương
Geranium dissectum L. Cỏ phong lữ 
Cirsium arvense (L.) Scop. Cỏ kế đồng 
Rumex dentatus LCỏ địa tằng răng cưa
Medicago denticulataChua me đất
Amaranthus tuberculatusCỏ họ dền
Kochia scopariaCỏ Kochia

 

Các loài cỏ dại phổ biến khác là: Papaver rhoeas L., Veronica persica Poir., Arthemis arvensis L., Alopecurus myosyroides, Bromus spp., Matricaria spp., Polygonum aviculare, Gallium aparine, Cirsium arvense, Malva parviflora, Capsela bursa-pastoris, Fumaria officinalis Chenopodium spp., Angallis spp. Stellaria media (23; Pala, & Mennan, 2017, 2021). 

Kế hoạch phòng ngừa và kiểm soát cỏ dại

Nông dân cần luân canh, kết hợp các biện pháp kiểm soát cỏ dại để kiểm soát các loài cỏ dại khác nhau một cách hiệu quả và bền vững trong thời gian dài. Tốt nhất là tính toán kinh tế và biết được mật độ cỏ dại tới hạn (theo loài) để quyết định nhu cầu, thời gian và loại hình kiểm soát cỏ dại được áp dụng. Đặc biệt, mật độ cỏ dại tới hạn có thể khác nhau rất nhiều giữa các loài cỏ dại tùy thuộc vào tổn thất năng suất mà chúng có thể gây ra. Ví dụ, khi ghi nhận 4 cây yến mạch dại trên một mét vuông hoặc 1 cây cải dại lá rộng trên một mét vuông thì cần tiến hành kiểm soát (Kadioglu và cộng sự, 1998; Mennan, 2003). Mục tiêu của tất cả các biện pháp kiểm soát cỏ dại là giảm số lượng cỏ dại trên cánh đồng trong vụ mùa lúa mì và giảm số lượng hạt cỏ dại trong đất. Vì lý do này, việc kiểm soát sẽ hiệu quả hơn khi được thực hiện sớm và tất nhiên là trước khi cỏ dại bắt đầu tạo hạt. Nên tham khảo ý kiến cán bộ nông nghiệp tại địa phương.

  • Biện pháp cơ học kiểm soát cỏ dại:

Trước khi gieo hạt lúa mì, chúng ta có thể thực hiện việc làm đất sơ cấp để đất được sạch sẽ. Cần phải làm sạch và khử trùng bất kỳ máy móc nào được sử dụng vì có thể vô tình phát tán cỏ dại mới vào ruộng. Mặc dù có hiệu quả vào đầu mùa trồng trọt, nhưng việc làm cỏ bằng tay hoặc bằng máy không được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là ở các cánh đồng lớn. Lý do chính là chi phí của phương pháp này rất cao, thậm chí có thể đắt gấp 8 lần so với kiểm soát bằng hóa chất và tốn thời gian hơn tới 80 lần. Ngoài ra, nhiều loại cỏ dại (ví dụ: P. MinorAvena ludoviciana) trông giống cây lúa mì ở giai đoạn đầu phát triển, khiến rất khó phân biệt và loại bỏ chúng ở giữa các hàng lúa mì. 

Kỹ thuật hạn chế/không cày xới đất đã trở thành một kỹ thuật rất phổ biến và được áp dụng rộng rãi trong canh tác lúa mì. Mặc dù nó được coi là một hệ thống kiểm soát cỏ dại bền vững và hiệu quả về mặt chi phí, nhưng việc thực hiện lặp đi lặp lại trong nhiều năm có thể làm thay đổi sự cân bằng giữa các loài cỏ dại, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại cỏ dại như cỏ địa tằng răng cưa (Rumex dentatus) và cỏ họ cẩm quỳ (Malva parviflora). Cuối cùng, các biện pháp kiểm soát cỏ dại sau khi thu hoạch lúa mì nên được thực hiện để tăng hiệu quả của chúng. Tàn dư thực vật (rơm) khoảng 7,5 tấn/ha còn lại trên cánh đồng có thể làm giảm 40% sự xâm nhập của cỏ dại. Nông dân không nên đốt rơm. Cách làm này gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường, trong khi tro làm giảm đáng kể tác dụng của một số loại thuốc diệt cỏ được sử dụng trong thời gian đó (pendimethalin và isoproturon) (3).

  • Quản lý cây trồng (mật độ, thời vụ gieo hạt, bón phân): 

Bất kỳ can thiệp nào làm tăng khả năng cạnh tranh của lúa mì với cỏ dại đều có thể có ích. Dựa trên kết quả thí nghiệm, việc tăng mật độ cây với khoảng cách giữa các hàng gần hơn (15 cm – 5,9 in) có kết quả đáng kể trong việc giảm số lượng cỏ dại (Mongia và cộng sự, 2005). Ví dụ, việc giảm khoảng cách hàng từ 50 cm xuống 25 cm (19,7-9,8 in) ở cây lúa mì cứng và lúa mì thông thường đã làm giảm quần thể cỏ tai hổ tới 44% (4). Trong mọi trường hợp, chỉ sử dụng hạt giống có chứng nhận và không để lẫn hạt cỏ dại khi gieo trồng.

Gieo hạt sớm cũng có thể là khởi đầu thuận lợi cho vụ mùa lúa mì, đặc biệt là chống lại giống P. Minor. Tuy nhiên, thời điểm gieo hạt không nên lệch quá nhiều so với thời điểm khuyến nghị vì có thể làm giảm năng suất. Cuối cùng, khi cần thiết, có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ hoặc tăng cường sức sống cho cây trồng như bón phân và biện pháp bảo vệ thực vật. Trong hoặc trước khi gieo hạt lúa mì, nông dân nên bón lót cách 2-3 cm (0,8-1,2 in) bên dưới luống và tránh bón phân trực tiếp vào hạt giống lúa mì. Nhìn chung, phân lân thúc đẩy sự phát triển của cỏ dại lá rộng, trong khi phân đạm thúc đẩy sự phát triển của cỏ dại nói chung (Chhokar và cộng sự, 2012).

  • Luân canh: 

Với nguyên tắc là luân canh lúa mì với các loại cây trồng cạnh tranh mạnh mẽ hơn với những loại cỏ dại gây hại nhất cho lúa mì. Bên cạnh đó, việc trồng các loại cây trồng khác nhau trên cùng một cánh đồng với thời điểm gieo hạt và thu hoạch đa dạng sẽ giúp ngắt quãng vòng đời của một số loại cỏ dại nguy hiểm hàng năm. Các loại cây trồng như lúa mạch, củ cải, củ cải đường, mía, hướng dương, cỏ linh lăng, ngô, đậu khô và cải dầu có thể được sử dụng trong chu trình luân canh với lúa mì và mang lại hiệu quả tốt (Jalli và cộng sự, 2021, 56). Kế hoạch này đã được chứng minh là rất hiệu quả trong việc kiểm soát cỏ hoàng yến (Phalaris minor). Tuy nhiên, khi lúa mì luân canh với lúa nước (theo mô hình canh tác điển hình ở Ấn Độ), cỏ dại sẽ được hưởng lợi và nảy mầm sớm hơn trong mùa gieo trồng (mùa thu) do đất đủ độ ẩm (3).

Để bảo vệ mùa vụ tiếp theo khỏi cỏ dại, nông dân nên tránh sử dụng thuốc trừ cỏ lưu dẫn, vì tồn dư thuốc có thể hoạt động trong đất trong vài tháng. Điều này sẽ gây ra nhiều vấn đề, đặc biệt nếu cây trồng mùa sau là nhóm mục tiêu và bị ảnh hưởng bởi của loại thuốc trừ cỏ đã sử dụng (ví dụ: thuốc diệt cỏ lá rộng).

  • Kiểm soát bằng hóa chất – Thuốc diệt cỏ:

Thuốc diệt cỏ hóa học vẫn là biện pháp kiểm soát cỏ dại phổ biến nhất ở lúa mì. Tuy nhiên, phải chú ý đến hoạt chất, liều lượng, phương pháp sử dụng và thời điểm phun thuốc. Lưu ý luôn luôn luân phiên thuốc diệt cỏ (cơ chế tác động) và sử dụng các thuốc có nhiều cơ chế tác động (trộn sẵn trong thùng, đóng gói sẵn hoặc sử dụng tuần tự). Tất cả những điều này là những biện pháp cần thiết để tránh hoặc hạn chế tính kháng thuốc diệt cỏ của cỏ dại gây ra. Mỗi năm các loài cỏ dại mới trở nên kháng thuốc mạnh hơn. Để tránh gặp sự kháng thuốc bất ngờ trên cánh đồng, nên kiểm tra danh sách các loại cỏ dại kháng thuốc diệt cỏ được cập nhật liên tục. Tham khảo ý kiến cán bộ nông nghiệp tại địa phương trước khi quyết định sử dụng thuốc diệt cỏ.

Việc kiểm soát cỏ dại bằng hóa chất có thể được thực hiện bằng thuốc diệt cỏ tác động vào giai đoạn trước nảy mầm có tính lưu dẫn và có thể kiểm soát một số đợt cỏ dại nảy mầm đầu tiên trong giai đoạn sinh trưởng ban đầu của cây trồng. Thuốc diệt cỏ dạng trên có thể bao gồm imazapyr, chlorsulfuron, atrazine, metsulfuron-methyl và simazine. Hãy hết sức cẩn thận hoặc tránh sử dụng thuốc diệt cỏ gốc chlorsulfuron vì nó vẫn hoạt động trong đất trong nhiều tháng và có thể diệt cây họ đậu và hạt có dầu trồng theo sau lúa mì (6). Tham khảo ý kiến cán bộ nông nghiệp tại địa phương trước khi quyết định sử dụng thuốc diệt cỏ.

Sau khi hạt nảy mầm, chúng ta có thể thực hiện kiểm soát cỏ dại bằng hóa chất từ giai đoạn 3 lá cho đến khi kết thúc đẻ nhánh (Pala và Mennan, 2021). Luôn kiểm tra nhãn sản phẩm để biết các giai đoạn phát triển tối ưu của lúa mì và các giai đoạn phát triển lý tưởng của cỏ dại để sử dụng thuốc. Hầu hết các loại thuốc diệt cỏ không nên dùng sau giai đoạn 6 của Feeke (có thể nhìn thấy được đốt đầu tiên của thân cây) vì cây lúa mì có nguy cơ cao bị tổn thương do thuốc diệt cỏ. Có rất ít loại thuốc diệt cỏ có thể được sử dụng cho đến giai đoạn 8 của Feeke (khi lúa mì xuất hiện lá cuối cùng) và chứa các hoạt chất Bromoxynil Octanoate và Bicyclopyrone (7). Tham khảo ý kiến cán bộ nông nghiệp tại địa phương trước khi quyết định sử dụng thuốc diệt cỏ.

Danh sách thuốc diệt cỏ dành cho lúa mì, liều lượng tối ưu và nhóm mục tiêu

Lưu ý, nhiệt độ thấp có thể làm giảm hiệu quả của thuốc diệt cỏ. Theo nguyên tắc chung, không sử dụng bất kỳ loại thuốc diệt cỏ nào khi nhiệt độ dưới 10 oC (50 oF) (7). Tham khảo ý kiến cán bộ nông nghiệp tại địa phương trước khi quyết định sử dụng thuốc diệt cỏ.

Lưu ý:

  • Tham khảo ý kiến cán bộ nông nghiệp tại địa phương trước khi quyết định sử dụng thuốc diệt cỏ.
  • Chỉ sử dụng thuốc diệt cỏ khi cần thiết và tốt nhất phun thuốc khoanh vùng có chọn lọc (kiểm soát cỏ dại theo mảng).
  • Tránh phun hai lần liên tiếp các loại thuốc diệt cỏ có cùng cơ chế tác dụng.
  • Tránh sử dụng glyphosate để diệt cỏ dại.

Thông tin, lịch sử và giá trị dinh dưỡng của lúa mì

Những nguyên tắc lựa chọn giống lúa mì tốt nhất

Chuẩn bị đất , yêu cầu về đất và yêu cầu về gieo hạt lúa mì

Yêu cầu và phương pháp tưới lúa mì

Yêu cầu phân bón của lúa mì

Sâu hại và bệnh hại trên cây lúa mì

Năng suất – Thu hoạch – Bảo quản lúa mì

Kiểm soát cỏ dại trong canh tác lúa mì

 

Người giới thiệu

  1. https://grdc.com.au/resources-and-publications/grownotes/crop-agronomy/northernwheatgrownotes/GrowNote-Wheat-North-06-Weeds.pdf
  2. http://www.opengov.gr/ypaat/wp-content/uploads/downloads/2013/07/sitari.pdf
  3. https://sawbar.in/wp-content/uploads/2018/07/Weed-managment-stratergies-in-wheat-A-review.pdf
  4. https://grdc.com.au/resources-and-publications/grownotes/crop-agronomy/northernwheatgrownotes/GrowNote-Wheat-North-06-Weeds.pdf
  5. https://extension.umn.edu/small-grains-crop-and-variety-selection/small-grain-crop-rotations
  6. http://www.daff.qld.gov.au/plants/field-crops-and-pastures/broadacre-field-crops/wheat/plantinginformation
  7. https://www.canr.msu.edu/news/herbicide_options_for_weed_control_in_winter_wheat_things_to_consider

Chhokar, R. S., Sharma, R. K., & Sharma, I. (2012). Weed management strategies in wheat-A review. Journal of Wheat Research, 4(2), 1-21.

Jalli, M. J., Huusela, E., Jalli, H., Kauppi, K., Niemi, M., Himanen, S., & Jauhiainen, L. J. (2021). Effects of crop rotation on spring wheat yield and pest incidence in different tillage systems: a multi-year experiment in Finnish growing conditions. Frontiers in Sustainable Food Systems5, 214.

Kadioglu, İ., Uremis, I., Ulug, E., Boz, O., Uygur, F.N. 1998. Researches on the economic thresholds of wild oat (Avena sterilis L.) in wheat fields in Çukurova region of Turkey. Türkiye Herboloji Dergisi, 1 Mennan, H. 2003. Economic thresholds of Sinapis arvensis (wild mustard) in winter wheat fields. Pakistan Journal of Agronomy, 2(1): 34-39.(2): 18-24.

Mongia AD, Sharma RK, Kharub AS, Tripathi SC, Chhokar RS, and Jag Shoran (2005). Coordinated research on wheat production technology in India. Karnal, India: Research Bulletin No. 20, Directorate of Wheat Research. 40 p.

Pala, F., Mennan, H. 2017. Determination of weed species in wheat fields of Diyarbakir province. Bitki Koruma Bülteni, 57(4): 447-461

Pala, Fırat & Mennan, Hüsrev. (2021). Common Weeds in Wheat Fields.

CÁC ĐỐI TÁC CỦA CHÚNG TÔI

Chúng tôi kết hợp với các tổ chức phi chính phủ (N.G.O.s), Trường Đại Học và nhiều tổ chức khác để hoàn thành sứ mệnh chung là mang đến khả năng phát triển bền vững và thịnh vượng cho con người.