Các loại sâu bệnh

Phylloxera

Phylloxera vastatrix (PLANCHON), quả là một loại rệp phá hoại đối với hệ thống rễ nho, là lý do chính cho việc sử dụng cây ghép cành ở châu Âu. Loài sâu bệnh gây hại này có nguồn gốc từ Mỹ, nơi hầu hết các giống nho đã phát triển khả năng miễn dịch chống lại nó. Ở châu Âu, nó xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng năm 1850-60 và kể từ đó, đây là một trong những kẻ thù chủ yếu của cây nho. Các con côn trùng ăn rễ và lá của cây. Chúng ta có thể nhận ra phylloxera do sự xuất hiện của các vết trầy trên rễ và đôi khi trên cành lá. Thiệt hại trên rễ rất nghiêm trọng, vì sâu bệnh có thể phá hủy hoàn toàn hệ thống rễ của cây. Biện pháp quản lý duy nhất cho các giống châu Âu là ghép chúng trên gốc rễ ghép của Mỹ, vì một số giống Mỹ có khả năng kháng cự lại rệp.

 

Bướm đêm ăn cây nho châu Âu

Lobesia botrana là một loài bướm đêm có nguồn gốc từ Ý và là một trong những loài gây hại cho cây nho phổ biến nhất ở châu Âu. Ở Mỹ, nó được ghi nhận lần đầu tiên trong thập kỷ trước. Nó thích cây nho, nhưng nó cũng có thể tấn công cây Hương thảo hoặc cây Hạnh nhân. Con cái có thể đẻ hơn 30 trứng mỗi ngày. Ấu trùng thế hệ đầu tiên ăn lá, nhưng các thế hệ tiếp theo ăn quả mọng, dẫn đến việc làm giảm năng suất cây trồng.

Các biện pháp phòng ngừa bao gồm bẫy pheromone, theo dõi liên tục cây trồng và loại bỏ cỏ dại. Bẫy pheromone là một kỹ thuật thường được sử dụng. Chúng thu hút côn trùng đực, giữ chúng tránh xa những con cái có khả năng sinh sản. Do đó, chúng làm giảm sự sinh sản của chúng. Biện pháp kiểm soát bằng hóa chất chỉ nên sử dụng trong trường hợp có vấn đề nghiêm trọng và luôn có sự giám sát của kỹ sư nông nghiệp cấp phép ở địa phương.

Bướm đêm ăn quả nho

Bướm đêm ăn nho, Endopiza viteana hay Paralobesia viteana, là một loài sâu bệnh có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Loài vật gây hại này có thể gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng ở các vườn nho thương mại. Bướm đêm có 2 hoặc 3 thế hệ mỗi năm. Con trưởng thành nghỉ qua mùa đông và bắt đầu đẻ trứng thế hệ đầu tiên trên các chùm hoa vào cuối mùa xuân hoặc đầu mùa hè, trước giai đoạn nở hoa. Ấu trùng của các thế hệ sau tấn công trái cây để kiếm ăn, gây thiệt hại nghiêm trọng. Khi nho của chúng ta bị bướm đêm ăn quả mọng tấn công, rất có thể chúng ta sẽ thấy các mạng lưới xung quanh trái cây và hoa. Chúng ta cũng có thể nhìn thấy các lỗ màu đen ở bề mặt của quả (ấu trùng đã vào quả mọng). Trái cây bị tấn công không chỉ không thể bán trên thị trường, mà còn đối mặt với nguy cơ nhiễm nấm cao hơn. Một số biện pháp phòng ngừa bao gồm bẫy pheromone, theo dõi liên tục và loại bỏ cỏ dại. Một khi cây trồng đã bị tấn công, việc quản lý sẽ trở lên khó khăn hơn. Do thực tế là sâu bệnh phát triển khả năng miễn dịch chống lại thuốc trừ sâu, phương pháp tốt nhất để kiểm soát nó là thông qua kiểm soát sinh học. Thật không may, sâu bệnh có thể trú ẩn trong đất qua mùa đông.

Bọ cánh cứng Nhật Bản

Mặc cho tên gọi của nó, Bọ cánh cứng Nhật Bản (Popillia japonica), không gây ra thảm khốc ở đất nước Nhật Bản như ở Hoa Kỳ. Chúng ta có thể dễ dàng phát hiện ra con bọ bằng mắt thường, nhờ kích thước của nó (15mm hoặc 0,59 inch). Bọ cánh cứng cư trú qua mùa đông trong đất và bắt đầu các cuộc tấn công của chúng trong mùa xuân. Bọ cánh cứng tấn công một loạt các loài thực vật (rau, cây, hoa, v.v.). Với các vườn nho, chúng để lại những chiếc lá chỉ còn bộ gân khi chúng ăn lá. Sự quản lý được tiến hành bao gồm biện pháp phòng ngừa cũng như các biện pháp hóa học để kiểm soát cuộc tấn công. Một số biện pháp phòng ngừa bao gồm bẫy pheromone, theo dõi liên tục và loại bỏ cỏ dại. Sử dụng thuốc trừ sâu gốc Pyrethrin trong một số trường hợp, luôn tham khảo ý kiến tư vấn của kỹ sư nông nghiệp được cấp phép tại địa phương.

Các loại bệnh

Bệnh sương mai

Bệnh sương mai có lẽ là loại bệnh nguy hiểm nhất của cây nho, bùng phát chủ yếu ở những khu vực có khí hậu ấm áp và ẩm ướt. Nguyên nhân do loại nấm Plasmopara viticola gây ra và có thể dẫn đến sự tàn phá 100% cây trồng. Mưa mùa xuân và mùa hè tạo điều kiện thuận lợi khiến dịch bệnh bùng phát. Các mầm bệnh cư trú qua mùa đông trên chồi, lá hoặc trên đất trên các lá chết. Nó ảnh hưởng đến nụ, tán lá, hoa, quả và thân cây. Các đốm dầu xuất hiện ở mặt trên của lá, giống như một bức tranh khảm. Ở mặt dưới của lá, chúng ta có thể quan sát thấy nấm mốc trắng. Một triệu chứng khác là hoại tử chồi. Các cụm hoa cũng bị ảnh hưởng bởi nấm, khiến chúng bị khô héo và rụng. Nếu nhiễm bệnh xảy ra ở giai đoạn sau, khi cây đã có quả, quả nho có thể cứng lại, chuyển sang màu nâu, co lại và cuối cùng là rụng.

Việc kiểm soát bệnh bắt đầu từ các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Công việc này bao gồm kiểm soát cỏ dại và giữ khoảng cách an toàn giữa các cây cùng với việc cắt tỉa thích hợp và loại bỏ các mô thực vật chết khỏi mặt đất. Tình trạng chung của cây trồng (chất dinh dưỡng và tỷ lệ nước, sự tiếp xúc với ánh nắng, thông khí) cũng có thể tăng cường khả năng miễn dịch của chúng. Sự tiếp cận của cây bị nhiễm với ánh sáng mặt trời trực tiếp có thể trì hoãn sự bùng phát nhanh chóng của bệnh. Cải thiện các điều kiện vệ sinh đúng cách cũng rất quan trọng, chẳng hạn như khử trùng dụng cụ mỗi khi chúng ta chạm vào cây.

Điều trị bằng hóa chất chỉ áp dụng khi vấn đề trở nên nghiêm trọng và luôn phải có sự giám sát của kỹ sư nông nghiệp được cấp phép tại địa phương. Các hợp chất đồng đã được sử dụng từ năm 1880. Ngày nay, mặc dù thuốc diệt nấm gốc đồng vẫn được sử dụng, có rất nhiều lựa chọn thay thế khác trên thị trường, bao gồm các chất khống chế sinh học, chất liệu có nguồn gốc động vật, chiết xuất thực vật (Salvia officinalis) và các loại khác.

Bệnh phấn trắng

Bệnh phấn trắng là một loại bệnh chính khác của cây nho. Các loại nấm Uncinula necator và Erysiphe necator cư trú qua mùa đông trên chồi, lá hoặc cành, và bắt đầu sự nhiễm bệnh khi mùa xuân đến. Bệnh được tạo điều kiện bởi nhiệt độ cao kết hợp với độ ẩm tương đối trung bình. Mầmm bệnh phát triển phấn trắng trên các phần màu xanh của cây. Các triệu chứng bắt đầu với các đốm vàng trên tán lá, tương tự như các triệu chứng gây ra bởi Plasmopara viticola, nhưng nhỏ hơn. Sau đó, một chất như phấn trắng xuất hiện. Phấn trắng này cũng xuất hiện trên thân cây và trái cây. Các triệu chứng trên trái cây bao gồm nứt, hoại tử và rụng. Bệnh có thể làm giảm chất lượng và năng suất sản phẩm và giảm độ cứng mùa đông của cây, ngay cả trong trường hợp nhiễm bệnh nhẹ.

Kiểm soát bệnh bắt đầu với các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Chúng bao gồm việc kiểm soát cỏ dại và giữ khoảng cách an toàn giữa các cây cùng với việc cắt tỉa thích hợp và loại bỏ các mô thực vật chết khỏi mặt đất. Tình trạng chung của cây trồng (chất dinh dưỡng và tỷ lệ nước, tiếp xúc với nắng, sục khí) cũng có thể giúp tăng khả năng miễn dịch của cây. Huấn luyện và cắt tỉa đúng cách là rất quan trọng trong việc kiểm soát bệnh phấn trắng. Lưu thông không khí đúng cách và tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời sẽ trì hoãn sự bùng phát dịch bệnh.

Điều trị hóa học liên quan đến việc sử dụng các hợp chất lưu huỳnh. Nhiều người trồng sử dụng lưu huỳnh ở nhiệt độ từ 18-30 °C (64,4 – 86 °F). Tuy nhiên, ở nhiệt độ thấp, lưu huỳnh có thể không có tác dụng, trong khi ở nhiệt độ trên 30 °C, nó có thể gây bỏng hóa chất trên trái cây. Trong mọi trường hợp, xử lý hóa học luôn phải có sự giám sát của kỹ sư nông nghiệp được cấp phép tại địa phương. Cải thiện các điều kiện vệ sinh vệ sinh đúng cách như khử trùng dụng cụ mỗi khi chúng ta chạm vào cây cũng rất quan trọng.

Esca

Esca là một bệnh gỗ nghiêm trọng gây ra bởi các loại nấm khác nhau. Đây là lý do tại sao nó được gọi là phức hợp Esca. Bệnh được cho là chỉ ảnh hưởng đến cây trưởng thành, từ mười tuổi trở lên. Tuy nhiên, hiện nay người ta tin rằng nó có thể ảnh hưởng đến cây non, ngay cả trong vườn ươm. Cắt tỉa mạnh tay, sương giá mùa đông và bất kỳ tổn thương gỗ nào có thể làm suy yếu cây và đẩy nhanh chu kỳ bệnh. Bệnh Esca được gọi là “căn bệnh thầm lặng”, có nghĩa là các triệu chứng thường không được chú ý và trong một số trường hợp, nó có thể khiến cây chết đột ngột. Nó từng trở thành một vấn đề lớn đối với các vườn nho trưởng thành Châu Âu ở Ý, Pháp và Tây Ban Nha.

Mầm bệnh phổ biến nhất là Fomitiporia mediterranea. Trên lá, các triệu chứng xảy ra do độc tố đến từ Phaeomoniella, Phaeoacremonium và Cylindrocarpon spp. Esca có thể xuất hiện như một bệnh mãn tính, hoặc đột quỵ trong thời kỳ nóng và khô.

Các triệu chứng bao gồm sự đổi màu mô ở một mặt cắt ngang của thân cây. Gỗ cũng có thể trở nên mềm và hơi vàng. Trong một số trường hợp, chúng ta có thể thấy sự xuất hiện của các sọc vằn đặc trưng trên lá. Trên quả mọng xuất hiện các đốm đen. Bệnh có thể được truyền qua gió và các vật liệu nhân giống có chứa mầm bệnh. Việc kiểm soát bệnh chủ yếu bao gồm các biện pháp phòng ngừa, như sử dụng vật liệu nhân giống khỏe mạnh, khử trùng vết thương cắt tỉa lớn, tiêu hủy và đốt các .

Mốc xám

Nấm mốc xám là một bệnh nho nghiêm trọng, do loại nấm nổi tiếng Botrytis cinerea gây ra. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến nho trưởng thành gần đến ngày thu hoạch. Đầu tiên chúng ta quan sát thấy một đốm nâu trên nho, rồi dần dần bao phủ toàn bộ quả. Quả thay đổi màu sắc, mềm nhũn, thối và cuối cùng là khô héo. Những quả nho khô héo sẽ rụng trên mặt đất, nếu để ở đó, sẽ là phương tiện truyền bệnh hiệu quả. Ngay sau đó, nhiều cụm trái cây bị ảnh hưởng do tiếp xúc trực tiếp với trái cây bị nhiễm bệnh. Sau một vài ngày, tất cả các bộ phận bị nhiễm bệnh được bao phủ bởi một lớp màu xám đặc trưng. Điều kiện độ ẩm cao trong dải nhiệt rộng là điều kiện thuận lợi cho vết nhiễm trùng phát triển. Gió và mưa cũng khiến các bào tử này lan nhanh từ cây này sang cây khác.

Các biện pháp kiểm soát tương tự như các biện pháp được sử dụng trong các bệnh nấm khác. Cải thiện điều kiện vệ sinh có vai trò rất quan trọng. Các mô thực vật bị nhiễm bệnh phải được loại bỏ ngay lập tức, trong khi cắt tỉa đúng cách sẽ thúc đẩy lưu thông không khí tốt, ức chế sự tiến triển của bệnh.

Tuy nhiên, điều đáng nói là trong điều kiện thời tiết cụ thể, Botrytis có thể gây ra một tình huống khác, được gọi là Nấm thối Cao quý. Trong những trường hợp đó, chúng ta có sự gia tăng đáng kể về hàm lượng đường tương đối lên tới 40%. Nói ngắn gọn, nó gây ra hiện tượng đó bằng cách làm cho nước bay hơi và do đó làm tăng tỷ lệ đường trong nước trái cây còn lại. Nhiều nhà sản xuất tận dụng điều này, sản xuất rượu vang ngọt có đặc tính độc đáo. Tuy nhiên, thành công của kỹ thuật này đòi hỏi phải xử lý đặc biệt và có nhiều năm kinh nghiệm.

Thối đen

Bệnh thối đen do nấm Guignardia bidwellii gây ra. Khí hậu ấm áp và ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển. Bệnh ảnh hưởng đến tất cả các phần màu xanh của cây nho, nhưng hậu quả nghiêm trọng nhất xuất hiện trên quả. Đúng như tên gọi của nó, căn bệnh này khiến nho bị nhiễm bệnh mềm nhũn, thối rữa và khô héo. Những quả nho khô héo sẽ rụng trên mặt đất, nếu để ở đó, sẽ là phương tiện truyền bệnh hiệu quả.

Kiểm soát bệnh bắt đầu từ các biện pháp phòng ngừa thích hợp, bao gồm việc kiểm soát cỏ dại và giữ khoảng cách an toàn giữa các cây, cùng với việc cắt tỉa thích hợp và dọn sạch nho khô héo rụng trên mặt đất. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đúng cách và lưu thông không khí tốt sẽ ức chế sự bùng phát dịch bệnh.

Bạn có kinh nghiệm trong lĩnh vực trồng nho thương mại? Hãy chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp và thực hành của bạn trong các bình luận dưới đây. Tất cả nội dung bạn thêm vào sẽ sớm được các nhà nông học của chúng ta xem xét. Sau khi được phê duyệt, nó sẽ được thêm vào Wikifarmer.com và tác động tích cực đến hàng ngàn nông dân mới và cả những người có kinh nghiệm trên toàn thế giới.

Định nghĩa Nghề trồng nho – Nghề trồng nho là gì?

Thông tin nhanh về Nho

Lợi ích sức khỏe của nho

Thông tin về Cây Nho

Cách trồng nho để kiếm lợi nhuận – Hướng dẫn cần thiết cho người trồng nho thương mại

Quyết định về giống Nho

Yêu cầu về đất và quy trình chuẩn bị cho việc trồng nho

Trồng nho và khoảng cách cây trồng- Số lượng cây trên một hecta

Hệ thống và phương pháp huấn luyện nho

Cắt tỉa, ngắt lá và tỉa chùm

Tưới nho và quản lý nước

Quản lý phân bón cho nho

Các loại Sâu hại và Bệnh thường gặp ở cây nho

Thu hoạch nho – Thời điểm và Cách thu hoạch Vườn nho của bạn

Năng suất nho trên mỗi Hecta và mẫu Anh

Sử dụng Công nghệ trong Nghề Trồng nho Đương đại

CÁC ĐỐI TÁC CỦA CHÚNG TÔI

Chúng tôi kết hợp với các tổ chức phi chính phủ (N.G.O.s), Trường Đại Học và nhiều tổ chức khác để hoàn thành sứ mệnh chung là mang đến khả năng phát triển bền vững và thịnh vượng cho con người.